Huyết áp là gì? Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Trong cuộc sống đầy những lo toan vất vả, ngoài việc lưu ý về kinh tế tài chính đảm bảo cuộc sống gia đình sức khỏe là thứ chúng ta cần đặc biệt chú trọng. Hiện nay, có 2 vấn đề sức khỏe đang gây nhức nhối và đáng quan tâm với mọi người là huyết áp cao và huyết áp thấp. 

Thông thường, chỉ số huyết áp hay “huyết áp” là cụm từ được nhiều người nhắc đến khi các chỉ số của nó luôn phải theo dõi liên tục và không được chủ quan. Vậy thực chất, huyết áp là gì các chỉ số huyết áp cao, huyết áp thấp định nghĩa ra sao. TCA lại tiếp tìm hiểu nhiều thông tin và tổng hợp mang đến những kiến thức bổ ích cho mọi người.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Định nghĩa huyết áp như sau – đây là một loại áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch của cơ thể bạn nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Sự co bóp của tim và sức cản của động mạch tạo ra lực co bóp cho huyết áp.

Với cơ thể của một người bình thường, vào ban ngày và đêm sẽ có sự chênh lệch về huyết áp cụ thể ban ngày chỉ số huyết áp cao hơn. Khi vào ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp trong khoảng thời gian từ 1 – 3h sáng, và cao nhất khoảng từ 8 – 10 giờ sáng. Huyết áp dễ tăng hoặc xuất khi có vận động dùng nhiều sức lực, các trường hợp cơ thể căng thẳng thần kinh hay xúc động cũng ảnh hưởng đến huyết áp. Nhưng khi bạn thư giãn, nghỉ ngơi huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Trong môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

Những chỉ số có trong cơ thể

Những chỉ số có trong cơ thể

  • Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mmHg (đọc là milimét thuỷ ngân).
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Đối với cơ thể của bạn, tình trạng cả 2 huyết áp cao hay thấp đều gây ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng sức khỏe của bạn, bất kỳ ai trong chúng ta đều cần phải nắm rõ những chỉ số này để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, để khi có các dấu hiệu vào vùng nguy hiểm còn biết cách điều chỉnh chế độ sống khỏe ăn uống.

  • Huyết áp bình thường: Với một người trưởng thành, các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHghuyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được xem là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
  • Tiền cao huyết áp: Là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
  • Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Cách phòng ngừa và kiểm soát huyết áp

Cách phòng ngừa kiểm soát huyết áp trong cơ thể

Cách phòng ngừa kiểm soát huyết áp trong cơ thể

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học phòng ngừa bệnh huyết áp

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học

Sức khỏe là thứ quan trọng nhất, chính vì thế bạn luôn phải theo dõi chỉ số sức khỏe của mình thường xuyên, đặc biệt là huyết áp vì nó ảnh hưởng rất nhiều nếu không có một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Phải thường xuyên tập thể dục, ăn uống nhiều loại thực phẩm có nhiều chất Kali, canxi, vitamin tổng hợp hoặc các thực phẩm tốt như sữa, trứng, rau xanh, các loại đậu, cá… và hạn chế ăn mặn. Khi bạn nạp đủ dinh dưỡng đầy đủ, sẽ giúp cơ thể cung cấp đầy đủ lượng máu và oxy nuôi dưỡng cơ thể từ đó thúc đẩy khả năng hoạt động của cơ tim, thành mạch. 

Nhưng khi không biết cách bổ sung đúng và đủ, mà hạn chế thức ăn cần thiết cho cơ thể dẫn đến tình trạng dinh dưỡng không đủ chất sẽ khiến bạn mất năng lượng bị kiệt quệ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây nguy cơ huyết áp thấp.

Bên cạnh đó, việc giữ cho bạn có một tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, không làm việc quá sức hay căng thẳng rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi để nhiều áp lực, lo âu kéo dài sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho huyết áp không ổn định. Chính vì thế, tốt hơn hết bạn phải nên dành thời gian khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, nhưng phải luôn lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên

Bạn nên chú ý đến sức khỏe của mình và theo dõi kiểm tra huyết áp thường xuyên là việc làm vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể. Nếu bạn là người luôn bận rộn không có nhiều thời gian đến bác sĩ hoặc bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể thể trang bị cho mình một chiếc máy đo tại nhà, và nhờ người thân trong gia đình đo chỉ số huyết áp. Đây là cách vừa tiết kiệm chi phí và thời gian vừa tiện lợi có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Trên đây là những thông tin về chỉ số huyết áp, mà TCA tham khảo mang đến cho bạn hãy thường xuyên theo dõi và truy cập trên website của chúng tôi tại chuyên mục cẩm nang sức khỏe để có thể tìm cho mình những thông tin bổ ích nhất.