Những căn bệnh hiểm nghèo nào được quy định hiện nay?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã ít nhất một lần nghe qua về khái niệm “Bệnh hiểm nghèo”. Đây là một khái niệm gắn liền với những thách thức sức khỏe và tình trạng y tế phức tạp mà nhiều người đang phải đối mặt. Trong bài viết này, hãy cùng TCA chúng tôi khám phá và tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này, và các danh mục “Bệnh hiểm nghèo” nào đang được bộ Y tế quy định.
Định nghĩa về Bệnh hiểm nghèo mà bạn cần biết?
Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản về pháp luật nào quy định cho người dân hiểu rõ một cách thống nhất về bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, bệnh hiểm nghèo sẽ được định nghĩa đơn giản là các căn bệnh nguy hiểm, quái ác ảnh hưởng đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
Việc xác định người mắc bệnh hiểm nghèo mới được quy định theo văn bản sau:
“Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.”
Các danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định
Bệnh hiểm nghèo gồm những bệnh gì? Dưới đây là danh mục 42 bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế:
- Ung thư
- Nhồi máu cơ tim lần đầu
- Phẫu thuật động mạch vành
- Phẫu thuật thay van tim
- Phẫu thuật động mạch chủ
- Đột quỵ
- Hôn mê
- Bệnh xơ cứng rải rác
- Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ
- Bệnh Parkinson
- Liệt 2 chi
- Mù 2 mắt
- Mất 2 chi
- Mất thính lực
- Mất khả năng phát âm
- Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn
- Suy thận
- Bệnh nang tủy thận
- Viêm tụy mãn tính tái phát
- Suy gan
- Bệnh lupus ban đỏ
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Viêm não nặng
- U não lành tính
- Loạn dưỡng cơ
- Bại hành tủy tiến triển
- Teo cơ tiến triển
- Viêm đa khớp dạng thấp nặng
- Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết
- Bệnh cơ tim
- Ghép cơ quan (Ghép tim, gan, thận)
- Bệnh lao phổi tiến triển
- Bỏng nặng
- Thiếu máu bất sản
- Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ
- Tăng áp lực động mạch phổi
- Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động
- Chấn thương sọ não nặng
- Bệnh chân voi
- Nhiễm HIV do nghề nghiệp
- Ghép tủy
- Bại liệt
Xem thêm: Những thông tin cơ bản bạn cần biết về bệnh ung thư mới nhất 2023
Tác động của bệnh hiểm nghèo đối với những người mắc bệnh
Bệnh hiểm nghèo không chỉ là một vấn đề y tế, mà còn tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và tương lai của những người mắc bệnh. Những hệ quả về sức khỏe, tinh thần và kinh tế từ bệnh hiểm nghèo đều góp phần làm gia tăng sự khó khăn và mất cơ hội cho những người trong tình trạng này. Dưới đây là một số tác động chính của bệnh hiểm nghèo đối với những người mắc bệnh:
- Tác động lên sức khỏe cá nhân:
Suy giảm sức khỏe: Những bệnh này thường gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, làm giảm khả năng hoạt động hàng ngày và gây ra cảm giác đau đớn, mệt mỏi. Bệnh hiểm nghèo có thể gây suy dinh dưỡng, khiến cho cơ thể thiếu chất cần thiết để phát triển và duy trì sức khỏe.
- Tác động lên tinh thần:
Tình trạng tâm lý: Những người mắc bệnh hiểm nghèo thường phải đối mặt với tình trạng tâm lý căng thẳng, lo lắng và sợ hãi về tương lai do tình hình sức khỏe không ổn định.
- Tác động lên kinh tế và xã hội:
Mất cơ hội làm việc: Những người mắc bệnh hiểm nghèo thường gặp khó khăn trong việc làm việc hoặc duy trì công việc do tình trạng sức khỏe không ổn định.
- Tài chính gia đình:
Chi phí điều trị và chăm sóc y tế thường tăng cao, gây áp lực tài chính lên gia đình.
Những tác động này cho thấy tầm quan trọng của việc đối mặt với bệnh hiểm nghèo không chỉ là vấn đề y tế mà còn đề cập đến nhiều khía cạnh khác của cuộc sống và xã hội. Qua những thông tin trên mà TCA cung cấp, chúng tôi hy vọng rằng thông qua sự hiểu biết về bệnh hiểm nghèo và tác động mà nó mang lại, mọi người sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng này. Điều này sẽ tạo cơ hội cho chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức, tìm kiếm giải pháp và hướng đến những thay đổi tích cực trong việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của bệnh hiểm nghèo đối với cả cá nhân và cộng đồng.
Xem thêm chuyên mục: Cẩm nang sức khoẻ