Mỡ nội tạng và những điều cần biết
Mỡ nội tạng được xem là một loại chất béo tích lũy trong cơ thể con người, đặc biệt vị trí của mỡ nội tạng nằm bên trong khoang bụng và gây ra sự khó khăn để nhận thấy.
Chính vì thế, có nhiều bệnh lý bị gây ra bởi mỡ nội tạng trong cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết được mỡ nội tạng trong cơ thể là gì và nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.
Hãy cùng TCA chúng tôi, tìm hiểu về mỡ nội tạng có trong cơ thể là gì, những điều cần biết để có thể cải thiện được sức khỏe loại bỏ đi chất gây hại cho bản thân tại bài viết sau.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về mỡ nội tạng và chất béo trong cơ thể
Trong cơ thể của mỗi người chúng ta, luôn tồn tại các chất có hại và có lợi một trong số đó sẽ có các chất béo tồn tại là tốt cho cơ thể nhưng không phải chất béo nào cũng được hình thành tạo ra giống như nhau. Mỡ nội tạng được xem là một trong chất béo tích tụ và lưu trữ ở khoang bụng.
Nó sẽ nằm ở các vị trí gần với những cơ quan nội tạng quan trọng như: Gan, dạ dày, ruột. Bên cạnh đó, mỡ nội tạng sẽ tích tụ ở long động mạch, và được gọi là “Chất béo hoạt động”. Mỡ nội tạng gây ra các vấn đề sức khỏe nếu không biết cách kiểm soát và có nguy cơ làm cho cơ thể mắc các loại bệnh nghiêm trọng.
2. Trong cơ thể mỡ nội tạng được đánh giá và đo lường như thế nào?
Vì tích tụ và lưu trữ bên trong khoang bụng, nên việc kiểm tra chuẩn đoán chính xác nhất chỉ có thể chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là CT hoặc chụp MRI (chụp cộng hưởng). Tuy nhiên, chi phí cho những lần chụp chẩn đoán khá cao và mất thời gian về mặt thủ tục.
Lựa chọn thay thế cho việc chụp ảnh chẩn đoán mỡ nội tạng, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ sẽ dùng đến những hướng dẫn chung để đánh giá lượng mỡ nội tạng có trong cơ thể bạn và đưa ra các rủi ro sức khỏe. Ví dụ như trường đại học Y Khoa Harvard của Mỹ đã nhận định rằng: “Trong cơ thể của chúng ta, sẽ có khoảng 10% là chất béo nội tạng. Nếu tính thử tổng lượng mỡ trong cơ thể và lấy 10% của nó, bạn sẽ ước định tính được lượng mỡ nội tạng của mình”.
Đo lường mỡ nội tạng bằng những phương pháp đơn giản
Thêm một cách đơn giản hơn mà bạn có thể nhận biết mình có gặp rủi ro với mỡ nội tạng hay không bằng cách đo kích thước vòng eo. Cũng theo Harvard Women’s Health Watch và Harvard T.H. Chan School of Public Health, nếu bạn là phụ nữ và có số đo vòng eo từ 80cm trở lên, có thể bạn đã có nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe do lượng mỡ nội tạng có trong cơ thể.
Với nam giới khi vòng em có kích thước từ 90cm trở lên cũng đang trong tình trạng tương tự về vấn đề sức khỏe. Chỉ số đánh giá mỡ nội tạng sẽ nằm trên thang điểm từ 1 đến 59 khi được chẩn đoán dựa trên máy phân tích chất béo của cơ thể hoặc chụp cộng hưởng (MRI). Nếu kết quả trả lại chỉ số mỡ của bạn nằm trong khoảng từ 13 – 59, chỉ số này đáng báo động và bạn cần phải thay đổi thói quen sống hằng ngày ngay tức thì.
3. Các biến chứng của mỡ nội tạng
Khi cơ thể bắt đầu tích tụ mỡ nội tạng vượt mức cho phép sẽ bắt đầu gây ra các vấn đề sức khỏe ngay tức thì, nó làm cho đề kháng insulin của bạn tăng lên dù trước đây bạn chưa hề mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường. Những nghiên cứu phát hiện ra rằng đề kháng insulin tăng cao do một loại protein liên kết với retinol khi chất béo này tiết ra. Chính vì thế, mỡ nội tạng cũng có thể làm cho cơ thể của bạn bị mắc bệnh tăng huyết áp một cách nhanh chóng.
Điều quan trọng nhất, khi bạn không nhanh chóng kiểm soát được mỡ nội tạng trong cơ thể sẽ làm cho một số bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo dài theo thời gian sẽ đe dọa đến tính mạng. Trong đó bao gồm những loại bệnh dưới đây:
-
Đau tim và bệnh tim mạch
-
Tiểu đường loại 2
-
Đột quỵ
-
Ung thư vú
-
Ung thư đại trực tràng
-
Bệnh Alzheimer(Hội chứng suy giảm trí nhớ )
4. Làm thế nào để loại bỏ mỡ nội tạng?
Với vấn đề làm cách nào để có thể loại bỏ được lượng mỡ nội tạng trong cơ thể thì bạn có thể yên tâm vì chất béo nội tạng dễ dàng loại bỏ khi có một chế độ ăn uống hợp lý thay đổi lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Loại bỏ mỗi kilogam cân nặng bạn sẽ mất dần một số chất béo của mỡ nội tạng.
Tập thể dục đơn giản
Điều chỉnh thời gian làm việc, dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục với các bài tập đơn giản, trong đó sẽ bao gồm nhiều bài tập về tim mạch. Các bài tập về Cardio sẽ có những bài tập về thể dục nhịp điệu, chạy bộ hoặc đạp xe sẽ là cách đốt chất béo một cách nhanh nhất.
Từ những bài tập này, nó sẽ giúp cho cơ thể chúng khỏe mạnh và tiêu hao nhiều năng lượng với các bài tập Cardio 30 phút mỗi ngày, tăng số giờ càng tốt hơn nữa. Với những lúc cơ thể bạn gặp phải tình trạng căng thẳng hay còn gọi là stress lúc này hormone cortisol sẽ tăng cao làm cho lượng mỡ nội tạng của cơ thể tăng lên, vì thế giữ cho bản thân luôn trong tình trạng thoải mái cũng là một cách giúp cho mỡ nội tạng không tăng cao.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Quan trọng nhất về khẩu phần ăn uống nạp vào cơ thể những chất tốt cho sức khỏe, tập ăn uống theo chế độ lành mạnh. Loại bỏ các thực phẩm có nhiều đường, chất béo hay nhiều muối và những thực phẩm nhiều protein như: Thịt nạc, rau và khoai lang, đậu và đậu lăng.
Thay thế dầu ăn hằng ngày bằng những loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, sử dụng phương pháp chế biến thức ăn ít chất béo và hạn chế không ăn nhiều đồ dầu mỡ như chiên, xào, nướng mà dùng phương pháp luộc hoặc hấp sẽ tốt hơn.
5. Khi nào nên gặp bác sĩ để kiểm tra lượng mỡ nội tạng
Như bài viết bên trên, TCA cũng có đưa ra chỉ số theo nghiên cứu của các chuyên gia nam giới có vòng eo từ 90cm trở lên, còn với nữ giới trên 80cm nên đến gặp bác sĩ để trao đổi và kiểm tra xem chỉ số mỡ nội tạng bên trong cơ thể bạn và các vấn đề nguy cơ sức khỏe.
Từ hôm nay, bạn hãy thường xuyên chú ý đến sức khỏe và đến bệnh viện khám sức khỏe theo định kỳ để tránh những nguy cơ tiềm ảnh hưởng đến bản thân. Hãy luôn chú ý sức khỏe của bản thân loại bỏ các chất gây hại và bổ sung các chất có lợi cho cơ thể của mình.