Có hợp lý khi bắt buộc Khách hàng viết “tường trình” để nhận bồi thường?

TƯ VẤN VIÊN: HOÀNG THỊ HƯƠNG TRÀ

KHÁCH HÀNG: N.H.B

Trung tâm hỗ trợ bồi thường Diễn Châu, Nghệ An tiếp nhận hồ sơ cần hỗ trợ.     

  • Ngày 17/01/2023: Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi tử vong
  • Ngày 22/02/2023: Khách hàng nhận thư thông báo bổ sung thông tin
  • Ngày 02/03/2023: Trung tâm hỗ trợ bồi thường tiếp nhận hồ sơ cần hỗ trợ
  • Ngày 06/03/2023: Hỗ trợ thư cho Khách hàng lần 1
  • Ngày 27/03/2023: Hỗ trợ thư cho khách hàng lần 2
  • Ngày quyết định chi trả: 10/04/2023

Số tiền Khách hàng được chi trả: 1 tỷ 200 triệu đồng

Tư vấn viên tài chính - Hoàng Thị Hương Trà TTHTBT Diễn Châu hỗ trợ KH nhận chi trả

Tư vấn viên tài chính – Hoàng Thị Hương Trà TTHTBT Diễn Châu hỗ trợ KH nhận chi trả

Trường hợp đau lòng từ một Khách hàng tham gia Bảo hiểm nhân thọ (không thông qua TCA) không may tử vong do tai nạn giao thông. Ngày 17/01/2023, gia đình nộp hồ sơ đến Công ty Bảo hiểm để yêu cầu giải quyết quyền lợi tử vong.

Ngày 22/02/2023 Công ty yêu cầu gia đình Khách hàng bổ sung các chứng từ, trong đó có 2 chứng từ hoàn toàn không hợp lý như sau:

  • Chứng từ y tế các lần khám và điều trị bệnh từ năm 2019 đến nay (bản sao);
  • Bản tường trình về quá trình sức khỏe của Người được Bảo hiểm từ lúc khoẻ mạnh đến khi tử vong (bản sao);

Khách hàng lúng túng không biết viết “tường trình” như thế nào và tới Trung tâm hỗ trợ bồi thường TCA Nghệ An nhờ giúp.

Sau khi giúp Khách hàng viết thư trả lời rằng việc bổ sung những chứng từ sau là không cần thiết, riêng về yêu cầu chứng từ đặc biệt nêu trên, chúng tôi giúp Khách hàng viết một tâm thư rất dài với 3 ý như sau:

  1. Người thân trong gia đình gặp tai nạn bất ngờ và tử vong khi còn trẻ đã là một nỗi đau rất lớn. Việc Công ty Bảo hiểm yêu cầu viết lại cả một quá trình như vậy là bắt gia đình nhớ lại cả những ngày tháng cũ là một việc làm trầm trọng thêm nỗi đau. Trong khi lẽ ra lúc này gia đình nên nhận được sự quan tâm và chia sẻ làm dịu nỗi đau từ phía Công ty Bảo hiểm.
  2. Gia đình không đồng ý với việc Công ty Bảo hiểm dùng từ “tường trình”. Đó là từ dành cho những người vi phạm điều gì đó, họ gây ra hậu quả xấu và phải tường trình. Gia đình chúng tôi là Khách hàng, đã trả tiền cho Công ty Bảo hiểm và không phải là tội phạm. Chúng tôi xứng đáng để được Công ty Bảo hiểm tôn trọng thay vì sử dụng từ “tường trình”. Gia đình không hài lòng về việc này.
  3. Khi tham gia hợp đồng Bảo hiểm, Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, trong đó có kê khai rất đầy đủ tình trạng sức khỏe theo yêu cầu của Công ty Bảo hiểm. Nếu Công ty muốn từ chối nghĩa vụ chi trả quyền lợi Bảo hiểm theo hợp đồng thì Công ty có nghĩa vụ phải chứng minh quyết định từ chối của mình và tiến hành quy trình điều tra, thẩm định về tình trạng sức khỏe của người được Bảo hiểm.
TTHTBT Diễn Châu tiếp tục đồng hành cùng KH trên những chặng đường nhận được quyền lợi

TTHTBT TCA luôn sẵn sàng đồng hành cùng Khách hàng nhận quyền lợi bồi thường thoả đáng

Do đó, việc Công ty yêu cầu bổ sung bản tường trình hay các chứng từ y tế các lần thăm khám hay điều trị của người được Bảo hiểm là không phù hợp bởi đây là nghĩa vụ, nghiệp vụ của Công ty khi giải quyết quyền lợi Bảo hiểm. Sau 3 lần viết thư và phản hồi đi phản hồi lại, cuối cùng Công ty Bảo hiểm đã chi trả 1,2 tỷ mà không đòi thêm chứng từ gì.

Trong quá trình đồng hành cùng Khách hàng, nhiều khi chính Khách hàng rất nản lòng, nếu như không có sự đồng hành của tư vấn Hoàng Thị Hương Trà có lẽ Khách hàng đã bỏ cuộc.

Gửi lời cảm ơn đến chị Trà đã đồng hành cổ vũ tinh thần, giữ vững niềm tin của Khách hàng và hết lòng hỗ trợ cùng TCA.

Khi nguyện vọng của người ra đi được thực hiện một cách trọn vẹn, đó cũng là sự an ủi lớn không chỉ với gia đình mà còn là động lực mạnh mẽ khiến cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực Bảo hiểm ngày một vững tin và không ngừng lan toả giá trị nhân văn của Bảo hiểm nhân thọ.

Đọc bài viết: Khách hàng có nhất thiết bổ sung chứng từ theo yêu cầu của công ty Bảo hiểm để nhận bồi thường?