Trục lợi Bảo hiểm là gì? Và những hình thức trục lợi phổ biến

Sau đại dịch Covid – 19, nhiều Khách hàng bắt đầu tìm hiểu về sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ chính vì thế thị trường của ngành tăng vọt, nhưng lại dẫn đến nhiều trường hợp lợi dụng lỗ hổng của điều khoản có trong hợp đồng để bắt đầu thực hiện các hành vi trục lợi cho bản thân. Vậy trục lợi bảo hiểm thực chất là gì? Những quy định nào của pháp luật về hành vi sai trái này?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trục lợi Bảo hiểm có những hình thức nào và sẽ nhận chế tài của pháp luật ra sao tại bài viết dưới đây.

Trục lợi Bảo hiểm là gì?

Tìm hiểu về định nghĩa trục lợi bảo hiểm năm 2022

Tìm hiểu về định nghĩa trục lợi bảo hiểm năm 2022

Định nghĩa trục lợi Bảo hiểm rất đơn giản, nó được xem là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo của người tham gia Bảo hiểm nhân thọ đối với các doanh nghiệp, công ty phát hành sản phẩm. Những hành vi này, có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia hoặc trong quá trình phát hiện ra khe hở của quy định trong hợp đồng nhằm mục đích chiếm đoạt chi phí từ doanh nghiệp dù có thể họ không được nhận. 

Hiện nay, hành vi trục lợi Bảo hiểm khá phổ biến và ngày càng tăng cao khi những sản phẩm Bảo hiểm ngày càng mang đến nhiều quyền lợi cho người tham gia, đặc biệt là vào năm 2021 – 2022 tình trạng này đáng báo động trong ngành Bảo hiểm.

Trục lợi Bảo hiểm có những hình thức nào?

Những hành vi trục lợi này, sẽ chủ yếu liên quan đến khách hàng và trong mỗi nghiệp vụ Bảo hiểm nào được triển khai đều có những câu chuyện liên quan đến trục lợi Bảo hiểm. Nhưng đôi khi, vẫn có các trường hợp tư vấn viên lợi dụng chuyên môn của mình mà thực hiện hành vi trái pháp luật.

Các hình thức trục lợi phổ biến liên quan đến khách hàng bảo hiểm:

  • Hợp lý hóa ngày và hiệu lực Bảo hiểm (trong Bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền…);
  • Cố ý làm thay đổi những tình tiết có trong biên bản tai nạn (trong Bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt…);
  • Tạo hiện trường giả (trong Bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, Bảo hiểm cây trồng vật nuôi…);
  • Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
  • Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển);
  • Khai báo rủi ro không trung thực (trong Bảo hiểm cá nhân phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ);
  • Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong Bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí.
  • Cố ý gây tai nạn (trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm).
  • Gian lận đối với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…)

Nguyên nhân của trục lợi Bảo hiểm là gì?

Những nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm

Những nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi, và nguyên nhân hàng đầu là do kẽ hở của pháp luật và không thực hiện nghiêm, thiếu sự kiểm tra rà soát xử lý không mạnh tay xử phạt đối với những người có hành vi gian lận.

3 nguyên nhân chính dẫn đến hành vi trục lợi là gì?

  • Về nhận thức của người dân đối với quy định trong ngành bảo hiểm còn khá “yếu kém”, đặc biệt đối với những văn bản về lưu ý về kiến thức bảo hiểm khi tham gia cần lưu ý.

  • Nhân viên hoặc tư vấn viên của các doanh nghiệp Bảo hiểm không trung thực, chạy theo doanh số cố tình ghi sai ngày tháng năm, hay khai gian không trung thực cố tình hợp tác cùng khách hàng có hành vi trục lợi.

  • Có nhiều trường hợp, lợi dụng kẽ hở của sản phẩm người tham gia Bảo hiểm liên kết với những có liên quan như: Bác sĩ, người làm chứng, tiến hành trục lợi cho cá nhân mình.

Trục lợi Bảo hiểm gây nên những hậu quả gì?

  1. Về doanh nghiệp: Gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty, có thể ảnh hưởng tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tham gia.

  2. Về khách hàng: Những người có hành vi trục lợi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến niềm tin của doanh nghiệp đối với người trung thực, từ đó sẽ làm thiệt thòi về quyền lợi. Chi phí mà người trung thực phải dành ra để chi trả cho khoản tiền gian lận chưa được phát hiện.

  3. Với xã hội: Làm cho ngành Bảo hiểm có nhiều biến động, thay đổi môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng của xã hội. Từ đó, dẫn đến tình trạng người tham gia coi thường pháp luật, tiếp tục hành vi xấu xa của mình.

Hy vọng, những thông tin về trục lợi Bảo hiểm là gì ở trên mà TCA chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ được về những hành vi gian lận trong bảo hiểm. Mong rằng, bạn cho dù là tư vấn viên, doanh nghiệp hay người tham gia Bảo hiểm đều có cho mình sự trung thực nhất định để có được những hợp đồng bảo hiểm chất lượng.

Nếu trong trường hợp, bạn phát hiện những hành vi trục lợi Bảo hiểm thì cần liên hệ đến doanh nghiệp hay pháp luật để tố giác giúp cho ngành Bảo hiểm nhân thọ cũng như an ninh xã hội được tốt hơn nữa.