Thị trường Bảo hiểm nhân thọ 2023
khoác những màu sắc mới phát triển vượt bậc
Theo nhiều chuyên gia nhận định, năm 2023 sẽ là năm tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản cá nhân, số tiền đầu tư và đặc biệt các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ được dự đoán rằng mục tiêu tăng trưởng 15% người dân tham gia sản phẩm so với năm 2022 sẽ đạt được. Không chỉ có những doanh nghiệp Bảo hiểm mà tổng đại lý Bảo hiểm nhân thọ TCA như chúng tôi cũng có sẽ đạt được mục tiêu cùng với đó là sự hỗ trợ đồng lòng đến từ chính phủ. Cùng TCA tìm hiểu những thông tin “lạc quan” của ngành Bảo hiểm nhân thọ trong 2023 này nhé!
Những thông tin dự báo về sự “lạc quan” của thị trường Bảo hiểm nhân thọ 2023
Vừa qua, tại buổi tham luận Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2022 những số liệu được Bộ tài chính đưa ra và theo đó vào năm 2023 sẽ càng tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả của các doanh nghiệp Bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Những hoạt động sẽ diễn ra đảm về an toàn hệ thống, thúc đẩy sự phát triển để đa dạng hoá các sản phẩm Bảo hiểm. Những công tác quản lý, giám sát cũng tiếp tục được thực hiện theo phương thức giám sát từ xa và luôn phải kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý.
Theo đó, mục tiêu doanh thu, tổng số tiền đầu tư, dự phòng nghiệp vụ, nguồn vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng bình quân 15%/năm cũng có trong Đề án Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030 mà Bộ Tài chính trình Chính phủ mới đây. Vào năm 2023, Việt Nam sẽ kỷ niệm 30 năm Ngày Thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhằm thể hiện sự rõ nét hơn trong vai trò là “tấm khiên chắn” mạnh mẽ phòng ngừa các rủi ro, giúp cho người tham gia có nhanh chóng ổn định về tinh thần, kinh tế – sản xuất và phát triển nguồn thu nhập cho gia đình. Bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp toàn diện và là kênh huy động vốn dài hạn, hữu hiệu của nền kinh tế cho hàng triệu người dân Việt Nam.
Còn tại lễ kỷ niệm ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam cuối tuần qua, ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, năm 2022, vượt lên những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế sau dịch, các doanh nghiệp bảo hiểm đã linh hoạt và chủ động thích ứng các giải pháp để phát triển ổn định, giúp thị trường duy trì được mức tăng trưởng khá.
“Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi vừa được ban hành có nhiều thay đổi phù hợp hơn với xu thế phát triển của thị trường và tiến gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Hiện tại, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để có thể bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2023. Đây sẽ là nền tảng pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển hơn nữa của các doanh nghiệp bảo hiểm thời gian tới”, ông Trung chia sẻ.
Trao đổi bên lề lễ kỷ niệm, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm tin tưởng vào năm 2023 với nhiều cơ hội khi Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi chính thức có hiệu lực. Chẳng hạn, việc thay đổi phương thức quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp cho phép xác định vốn và quản trị rủi ro theo đặc thù của từng doanh nghiệp (không cao bằng như trước đây), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững vàng, quản trị lành mạnh phát triển hơn, kịp thời chấn chỉnh các doanh nghiệp có biểu hiện kém tích cực trong quản lý tài chính, quản trị rủi ro. Thị trường cũng trở nên minh bạch hơn nhờ các quy định rõ ràng về công khai thông tin.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm góp phần thúc đẩy doanh nghiệp và thị trường phát triển phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo thuận tiện và tăng khả năng tiếp cận bảo hiểm cho người dân. Việc đầu tư lớn hơn cho hệ thống công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, việc cho phép ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ sản phẩm, kênh phân phối, bán bảo hiểm, thu phí, đến chăm sóc khách hàng, giải quyết quyền lợi bảo hiểm… hứa hẹn giúp kênh bảo hiểm số tăng trưởng tích cực.
Bên cạnh những thành tựu, theo ông Ngô Việt Trung, thị trường bảo hiểm còn tồn tại những vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực bảo hiểm, cơ sở dữ liệu thị trường, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường quản trị rủi ro và sự minh bạch. Bởi vậy, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải rà soát lại để đáp ứng các quy định mới, góp phần giúp thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, bền vững, phát huy vai trò “bà đỡ” nền kinh tế.
Một mặt bày tỏ sự lạc quan, nhưng mặt khác, giới quan sát cũng băn khoăn về việc chi trả bảo hiểm tăng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2022, tuy doanh thu tăng trưởng (tăng thấp hơn dự báo), các chỉ tiêu tài chính cơ bản như tổng tài sản, đầu tư trở lại nền kinh tế… đều tăng trưởng, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm cũng gặp nhiều áp lực hơn khi chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng khá mạnh trong bối cảnh rủi ro của khách hàng gia tăng. Tất nhiên, điều này cũng cho thấy các doanh nghiệp bảo hiểm đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, góp phần tích cực vào việc phục hồi nền kinh tế sau dịch.
“Với thành quả đạt được cũng như tiềm năng phát triển, những tồn tại trên thực tế sẽ vừa là thách thức cần nỗ lực hoàn thiện, vừa là cơ hội lớn để đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng về quy mô, cải thiện về chất lượng, hướng tới phát triển lành mạnh, bền vững trong tương lai. Trong các năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng như tăng trưởng kinh tế cao, dân số lớn, xu hướng phát triển công nghệ…, nền tảng pháp lý được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn nữa cả về lượng và chất”, ông Trung chia sẻ.
Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Xuân Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho rằng, hệ sinh thái số không còn là khái niệm quá “lạ lẫm” với khách hàng bảo hiểm thời đại 4.0. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tiếp tục tập trung để tiến đến hoàn thiện quy trình tự động hóa các nghiệp vụ bảo hiểm như quản lý khách hàng tiềm năng, nộp hồ sơ yêu cầu bảo hiểm trực tuyến, giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến, cổng thông tin khách hàng trực tuyến, số hóa các kênh thanh toán…
“Nhiều doanh nghiệp nỗ lực cải tiến mạnh mẽ trong các văn bản và tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm để nội dung đơn giản và ngôn ngữ thân thiện hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp đã nghiên cứu và rà soát lại toàn bộ các nội dung, chỉnh sửa, cải tiến và sắp xếp lại để phù hợp với thói quen và xu hướng đọc thông tin của số đông khách hàng, giúp khách hàng dễ nắm rõ quyền lợi của mình”, ông Việt chia sẻ.
Với những thông tin trên, TCA chắc hẳn rằng chúng ta sẽ có những bước tiến vượt bậc trong năm 2023 để tiến đến mục tiêu 15% người dân Việt Nam tham gia Bảo hiểm nhân thọ.
Bạn có thể tìm đọc lại bài viết: Thị trường Bảo hiểm nhân thọ 2022
Nguồn: Báo đầu tư chứng khoán