KÊNH ĐẠI LÝ VẪN CHIẾM CHỦ ĐẠO VỚI KHOẢNG 60% THỊ PHẦN

Vừa qua, ngày 13/04 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Hội thảo khoa học về thị trường bảo hiểm Việt Nam mang chủ đề “CVII 2021: Tác động của Covid-19, Insurtech, thị trường và chính sách”. Hội thảo nhằm gợi mở rõ hơn xu hướng phát triển sôi động của thị trường bảo hiểm Việt Nam, cũng như cơ hội – thách thức trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

b6f79 hoi thao bao hiem ueh

Diễn đàn trao đổi và thảo luận của các chuyên gia

Bước đột phá bảo hiểm

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng chung do tác động bởi dịch Covid-19, nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2020 có những bước đột phá với tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 186.221 tỷ đồng (tăng 16,5%), trong đó bảo hiểm phi nhân thọ đạt 55.664 tỷ đồng (tăng 5,3%), bảo hiểm nhân thọ đạt 130.557 tỷ đồng (tăng 22%). Về tỷ trọng doanh thu, thì Bảo Việt chiếm 17%, Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí (PVI) 13%, Tổng công ty bảo hiểm Bưu điện (PTI) 11%, Bảo Minh 8%, Tổng công ty bảo hiểm Xăng dầu (PJCO) 6% và các DN khác chiếm 45%.

682b80fedb0929577018

Ông Ngô Trung Dũng – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trình bày tham luận

đánh giá tổng quan tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam và dự báo xu hướng phát triển

Từ số liệu thống kê tại hội thảo, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong năm 2020 đạt 130.557 tỷ đồng, tăng trưởng đến 22% so với năm trước đó. Đáng chú ý là tỷ trọng phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) đã chiếm tới xấp xỉ gần 40% doanh thu bán bảo hiểm mới. Như vậy, chỉ trong ba năm qua, tỷ trọng phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng đã tăng lên hơn gấp đôi.

Cụ thể, theo ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nếu như khoảng 6-7 năm trước, tỷ trọng này chỉ khoảng 6-7% nhưng đến năm 2018 đạt khoảng 17-18%. “Phát triển kênh Bancassurance là xu thế chung”, ông Dũng đánh giá.

z2435087260385 9fe571112698683c38b35177dba8e099 scaled

Ông Chung Bá Phương – Chủ tịch Công ty TCA trình bày chủ đề:

Tương lai nào cho kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ – Bancassurance và đại lý tổ chức

Theo thống kê của ông Chung Bá Phương, Chủ tịch Công ty TCA (hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm), kênh đại lý vẫn chiếm chủ đạo với khoảng 60% thị phần, tiếp theo là ngân hàng (37%) và kênh siêu thị bảo hiểm (khoảng 3%).

Tăng trưởng mạnh ở kênh phân phối bancassurance trong thời gian qua đến chủ yếu cũng nhờ các thương vụ bắt tay độc quyền giữa bảo hiểm và ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Chuyển đổi số hay chấm dứt

Thời gian gần đây, hàng loạt công ty khởi nghiệp về bảo hiểm trực tuyến liên tục ra mắt, không chỉ ở công ty Việt Nam mà còn có cả những công ty có kinh nghiệm ở nước ngoài như 9line, Papaya. Theo đó, ngành bảo hiểm hiện nay dường như đang ở thời điểm thay đổi then chốt, đang xem công nghệ là phương tiện hỗ trợ tân tiến trong ngành bảo hiểm (InsurTech)  và đây là một cơ hội vô cùng tuyệt vời.

Theo ông Dũng, trong 10 năm tới ngành bảo hiểm sẽ có sự chuyển dịch mạnh. Chẳng hạn hiện nay ở Nhật Bản đã có công ty đầu tư 2 triệu USD để sử dụng trí tuệ nhân tạo thẩm định hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm cả bằng văn bản và phi văn bản.

Ở thị trường Việt Nam, trong thời gian tới sẽ có khả năng phát triển thêm nhiều kênh phân phối , xuất hiện sản phẩm bảo hiểm hoàn toàn mới, đơn giản, thân thiện, thêm các tiện ích cho khách hàng trong quá trình mua bảo hiểm, quản lý hợp đồng bảo hiểm, khiếu nại quyền lợi bảo hiểm… Với mức độ cạnh tranh lớn, ông Dũng cho rằng trong tương lai doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị “chấm dứt” nếu không chuyển đổi số.

Chương trình đã mang đến nhiều thông tin bổ ích về thị trường bảo hiểm cũng như mang đến một luồng gió mới cho ngành Bảo hiểm Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập. 

 

Nguồn tổng hợp