Thị trường bảo hiểm toàn cầu đang vươn lên trong nghịch cảnh

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, sự phục hồi của ngành bảo hiểm đang được hỗ trợ bởi nhu cầu nhận thức rủi ro tăng cao và mức bồi thường gia tăng.

Theo nghiên cứu của Swiss Re Institue, phí bảo hiểm toàn cầu dự kiến sẽ tăng 3,6% theo giá trị thực vào năm 2021. Riêng thị trường Trung Quốc dẫn đầu phục hồi với phí bảo hiểm ước tính tăng 10% đối với phi nhân thọ và 8,5% đối với bảo hiểm nhân thọ. Sự phục hồi này được hỗ trợ bởi nhu cầu nhận thức rủi ro tăng cao và mức độ bồi thường gia tăng. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất thấp của các nền kinh tế dự kiến duy trì dài khiến lãi chia dự kiến của các sản phẩm bảo hiểm cũng chênh lệch cao. 

Sự phục hồi này được hỗ trợ bởi nhu cầu nhận thức rủi ro tăng cao và tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ

Sự phục hồi này được hỗ trợ bởi nhu cầu nhận thức rủi ro tăng cao và tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ

Tác động của chính sách

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 dù đã bắt đầu có vaccine phân phối ở nhiều quốc gia, diễn biến của dịch vẫn rất phức tạp, nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn rất căng thẳng, nhiều nền kinh tế lâm vào suy thoái và chính sách tiền rẻ được áp dụng cùng các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khiến hàng nghìn tỷ USD được bơm ra. 

Tùy thuộc vào từng nền kinh tế, tác động của đại dịch cũng như mức độ, thời gian phục hồi là khác nhau, với khả năng chống chịu các cú sốc và chính sách dẫn dắt vượt đại dịch của từng Chính phủ cũng khác nhau. Ghi nhận sơ bộ cho thấy, hầu hết các Chính phủ đều sử dụng phối hợp tài khóa và tiền tệ. Trong đó, tận dụng tài khóa hết mức có thể và lãi suất thấp là đặc trưng cơ bản. Các nền kinh tế lớn như Anh, Nhật Bản và Mỹ với các gói hỗ trợ kinh tế lớn, cũng dự báo sẽ là những địa chỉ sớm cạn kiệt vùng đệm tài chính.

Trong khi đó, bất bình đẳng thu nhập vẫn ngày càng gia tăng do nhiều công việc được trả lương thấp hơn đã bị cắt giảm trong thời kỳ suy thoái. COVID-19 khiến các thị trường lao động tổn thương nghiêm trọng. Một thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chính thức của khu vực đồng Euro vẫn… ổn định một cách đáng kinh ngạc ở mức khoảng 7,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ẩn, có tính đến những người lao động không hoạt động và có nhiều lao động cũng như những người thất nghiệp chính thức, đã lên tới gần 25% ở bốn nền kinh tế lớn nhất châu Âu bao gồm Đức, Anh, Pháp và Ý.

Ông Jerome Jean Haegeli, chuyên gia kinh tế trưởng của Swiss Re Group cho biết, để phục hồi kinh tế bền vững, cần phải thiết lập lại chính sách. Trong đó, chính sách công nên tập trung vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, công nghệ và khí hậu. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững mới sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng GDP.

Ngoài việc chi tiêu thông minh hơn, các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng nhiều hơn các quan hệ đối tác công tưthiết lập các khuôn khổ điều hành và quản lý để cho phép sự tham gia nhiều hơn của tài chính khu vực tư nhân, bao gồm cả tài sản của các công ty bảo hiểm vào nền kinh tế thực”, ôngHaegeli nói.

Ngành bảo hiểm có thể đóng góp vào tăng trưởng toàn diện hơn bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận kỹ thuật số của mình khi ngày càng có nhiều người truy cập trực tuyến cho nhu cầu hàng ngày của họ. Phân tích dữ liệu sẽ giúp các công ty bảo hiểm hiểu nhu cầu của khách hàng, cho phép họ cung cấp các dịch vụ phù hợp và giá cả phải chăng hơn.

Với khả năng tiếp cận các khoản bồi thường tài chính theo nhu cầu, các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể chống chọi tốt hơn với các sự kiện bảo hiểm xảy ra, điều này làm tăng khả năng phục hồi bằng cách nâng cao năng lực cơ bản của một nền kinh tế để hấp thụ các cú sốc. 

Vươn lên trong nghịch cảnh

Nhu cầu bảo hiểm ở các thị trường tiên tiến được đánh giá tăng tốt hơn dự kiến trong nửa đầu năm 2020. Từ số liệu của Swiss Re Institute, hiện ước tính rằng phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 3,6% trong năm 2021- 2022. Khối lượng dự kiến trở lại trên mức trước đại dịch vào cuối năm sau.

Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường phát triển nhanh nhất với phí bảo hiểm ước tính tăng 10% hàng năm trong hai năm tới, phần lớn nhờ vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe mạnh mẽ. Các thị trường mới nổi khác sẽ chứng kiến mức tăng trưởng phí bảo hiểm tổng hợp gần 4% hàng năm.

Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, sự phục hồi sẽ được dẫn dắt bởi các thị trường mới nổi, chủ yếu là châu Á với phí bảo hiểm dự báo sẽ tăng 6,9% vào năm 2021. Đặc biệt, nâng cao nhận thức về rủi ro sau COVID-19 sẽ là động lực chính thúc đẩy phục hồi ngành.

Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong cuộc suy thoái kinh tế năm 2020. Dự báo phí bảo hiểm toàn cầu sẽ giảm 4,5% trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp gia tăng và sức mua giảm Báo cáo của Swiss Re cũng cảnh báo nếu cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch và chính sách lãi suất thấp kéo dài quá lâu, tổn thương sẽ là vấn đề mà các công ty bảo hiểm phải đối mặt. 

Riêng tại thị trường Việt Nam, theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2020 ước đạt 184.662 tỷ đồng (tăng 15% so với 2019). Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 57.102 tỷ đồng (tăng 8% so với 2019), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 127.560 tỷ đồng (tăng 19,6%). Đây được xem là mức tăng trưởng “trong mơ” khi nhiều ngành khác đang chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện Việt Nam hiện cũng tăng cường đầu tư công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và chăm sóc y tế với đa dạng quyền lợi, phạm vi bảo hiểm tại Việt Nam và trên toàn cầu. 

 

Theo enternews

2021-02-20T10:33:09+07:00