Người trẻ chớ nên “thờ ơ” với nguy cơ đột quỵ!
Bạn có biết đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu – sau ung thư và tim mạch. Một số kết quả báo cáo cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 trường hợp đột quỵ. Trong đó hơn 50% người bị tử vong và 50% còn lại mắc phải những di chứng về thần kinh vận động. Đáng nhắc đến là tỉ lệ này đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm vừa qua.
Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ
Dù các triệu chứng thường xảy ra nhanh, bất ngờ nhưng theo các chuyên gia, đột quỵ là kết quả của các yếu tố nguy cơ diễn tiến âm thầm, kéo dài trước đó mà người bệnh, đặc biệt là người trẻ thường chủ quan. Những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ ở người trẻ:
- Thức khuya, mất ngủ trong thời gian dài
- Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng
- Lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia,…
- Tâm lý chủ quan, cho rằng đây là bệnh chỉ xảy ra ở người cao tuổi
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ là gì?
Tùy theo thể trạng mà dấu hiệu của bệnh ở mỗi người cũng khác nhau. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện và qua rất nhanh khiến người bệnh chủ quan hoặc cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Chúng ta có thể nhận biết bệnh qua những biểu hiện sau:
- Mặt bị tê cứng một nửa hoặc toàn bộ, nụ cười méo mó, cơ thể bị mất sức đột ngột, mệt mỏi thường xuyên
- Cơ thể có dấu hiệu tê liệt hoặc khó cử động, không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc là dấu hiệu rõ ràng nhất bệnh
- Gặp vấn đề khi nói như dính chữ, không rõ chữ, nói ngọng
- Hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng đột ngột, thị lực giảm sút
- Đau đầu có thể buồn nôn hoặc không, cơn đau đầu đến bất chợt
Làm gì để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ?
Đột quỵ dù là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa. Việc chủ động phòng ngừa là cách duy nhất để đối phó cũng như hạn chế di chứng khi bệnh xảy ra. Và để làm được điều đó, trước tiên chúng ta cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ như bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch, béo phì,…thông qua việc xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể:
- Điều trị bệnh tăng huyết áp và tiểu đường (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp: Ăn thực phẩm nhiều đạm, chất xơ, tránh những món ăn nhanh, những món chiên, xào, nhiều muối, nhiều đường
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường
- Tập thể dục thường xuyên
Các di chứng của đột quỵ để lại không chỉ ảnh hưởng cho người bệnh mà còn trở thành gánh nặng của gia đình. Với cuộc sống hiện đại, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Ngoài việc chủ động bảo vệ bản thân bằng việc khám sức khỏe định kỳ, rèn luyện sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý thì việc mua bảo hiểm nhân thọ cũng là một phương pháp thiết thực cần được cân nhắc.
Bài viết trên đã giúp bạn biết thêm những kiến thức cần thiết về căn bệnh đột quỵ rồi phải không nào. Hy vọng rằng, sau bài viết này chúng ta sẽ dành thời gian để yêu thương, chăm sóc bản thân cũng như gia đình của mình nhiều hơn nhé!