Bạn sẽ là ai trong tương lai?

Cách đây nhiều năm, Coach Carter (Huấn luyện viên bóng rổ) là một bộ phim lấy nước mắt của không ít khán giả. Bộ phim không chỉ nói về bóng rổ mà còn xoay quanh những giá trị của con người: Kỷ cương, chăm chỉ, nhiệt huyết và nhất là đánh vào khía cạnh “vận động viên – huấn luyện viên”. Và tôi nghĩ rằng, trong cuộc sống của chúng ta vẫn có những mentor nghề nghiệp cũng làm những điều như vậy. 

Bạn đã tìm được mentor của mình chưa?

happy company employees using laptop office 1

Mentor có thể hiểu là người đã làm những gì bạn sắp trải qua và đạt được những gì mà bạn mong muốn đạt được. Khi bạn cảm thấy mất phương hướng trong công việc của mình, mentor sẽ là người giúp bạn định hướng, đồng thời cũng là người chỉ bạn cách vượt qua những khó khăn. 

Dĩ nhiên, mentor có thể chỉ giỏi ở một hoặc một vài lĩnh vực mà bạn quan tâm. Rất ít mentor nào có thể giỏi toàn diện mọi thứ. Và nếu bạn may mắn gặp được mentor như vậy, tôi tin chắc trong khoảng thời gian ngắn bạn sẽ đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể và con đường đến thành công sẽ không xa. Nhưng đối với nhiều người, để tìm được một người mentor quả là một điều khó khăn hoặc thậm chí sẽ không bao giờ tìm được. 

Làm thế nào để tìm được mentor?

Như đã nói, mentor có thể là người thành công ở lĩnh vực mà bạn quan tâm – không phải là người giỏi toàn diện. Thế nên, họ thể là một người bạn, thậm chí là một người nhỏ tuổi hơn bạn. Mối quan hệ mentee và mentor được xuất phát từ tình bạn càng không thể xây dựng qua vài câu xã giao hay nói chuyện mà phải thông qua sự tương tác liên tục. 

Do đó, điều bạn cần làm là “nuôi dưỡng” mối quan hệ của bạn với họ. Và khi tình bạn đủ lớn, mối quan hệ đủ thân thiết, họ sẽ cho bạn những lời khuyên, những chia sẻ chân thành về công việc, cuộc sống, gia đình. Chậm mà chắc, nó cũng đòi hỏi ở bạn có sự thận trọng và sự khéo léo. Chuyện thành công trong công việc – đó là chuyện cả đời, không thể vội 

Tập trung vào việc cho đi cũng là một cách để mentor giúp đỡ bạn. Trong một cuộc trò chuyện, bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mà bạn biết, đóng góp hoặc nhận xét sâu sắc về công việc của họ. Bằng cách này, họ sẽ trân trọng những điều bạn đóng góp và giúp đỡ bạn. Do đó, hãy học cách cho đi rồi “quả ngọt” sẽ đến với bạn.

Bức tranh cuộc đời của bạn là gì?

 

asian young happy family enjoy vacation beach evening dad mom kid relax running together near sea while silhouette sunset lifestyle travel holiday vacation summer concept

Mỗi người chúng ta thường trải qua 5 sự lựa chọn quan trọng trong cuộc đời: Chọn trường để học – Chọn việc để làm – Chọn người để lấy – Chọn sự nghiệp để phát triển – Chọn cuộc đời khi về già. Hãy thử tưởng tượng về khoảng thời gian nghỉ hưu của mình sau này, liệu bạn có hối tiếc về những việc bản thân đã làm. 60 tuổi nhưng bạn vẫn chưa trả lời được “mình vất vả thế để làm gì?”. Vậy từ bây giờ bạn hãy sắp xếp lại những sự lựa chọn trong cuộc đời mình. 

Trước tiên, bạn hãy đặt ra những mục tiêu để xác định bức tranh cuộc đời mình. Càng chi tiết càng tốt. Bạn sẽ gặt hái những thành công nào trong cuộc sống? Gia đình bạn sống ở đâu? Con cái bạn sẽ được hưởng sự giáo dục thế nào? 

Khi bạn hình dung được bức tranh cuộc đời, bạn sẽ biết xác định được ai sẽ phù hợp để trở thành bạn đời trên con đường sự nghiệp mà bạn muốn phát triển. Hoặc để xây dựng sự nghiệp lâu dài, bạn xác định bản thân thích điều gì, bạn có khả năng làm tốt nhất công việc nào, bạn cần học hỏi thêm những gì để phát triển sự nghiệp sau này. Và khi xác định được bản thân yêu thích công việc như thế nào, chúng ta sẽ biết được mình nên chọn trường nào, ngành nào là phù hợp với mình. 

Chạm đến cuộc sống đỉnh cao

Mục tiêu cuộc đời của hầu hết chúng ta là một sự nghiệp đáng nhớ, sự tự do về tài chính hoặc cống hiến những điều lớn lao cho xã hội. Và để chạm được đỉnh cao trong cuộc sống thì nền móng vững chắc là rất quan trọng. Nền móng vững chắc đó là gì? 

Đầu tiên, bạn cần phải làm chủ thể chất bởi không có tinh thần minh mẫn nào tồn tại trong cơ thể rệu rã, uể oải. Một cơ thể giàu lượng, một tinh thần tỉnh táo sẽ là nền tảng giúp bạn làm chủ cảm xúc tốt hơn. Bạn sẽ biết vui thế nào là vừa đủ và buồn thế nào là vừa phải. 

Một khi bạn đã biết cách làm chủ cảm xúc, bạn sẽ dễ dàng làm chủ những mối quan hệ xung quanh. Bạn biết nên làm gì duy trì mối quan hệ với bạn bè, người thân hoặc xây dựng mối quan hệ hỗ trợ bền vững với đối tác và đồng nghiệp để công việc có thể được hoàn thành tốt nhất. Khi hài hòa được thể chất, cảm xúc, mối quan hệ thì việc làm chủ thời gian của bạn cũng đơn giản hơn. Lúc này, bạn có thể tự tin là mình đã có nền tảng vững chắc để xây dựng sự nghiệp cho chính mình. 

Bài viết trên đây có lẽ đã giúp bạn hình dung được phần nào về bức tranh cuộc đời của mình phải không. Chúc bạn sớm tìm được những mục tiêu, tìm được mentor và có đủ quyết đoán để hướng đến cuộc sống đỉnh cao các bạn nhé!